Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, trong khi Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mịch. Vậy tại sao cá sấu lại phải sợ hà mã?
Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, được mệnh danh là những sát thủ bẩm sinh với vô số “vũ khí” đáng sợ chết người. Mặc dù sở hữu khả năng trời phú, sự kiên nhẫn đáng nể khi đi săn mồi nhưng kẻ sát thủ bẩm sinh ấy lại phải sợ hà mã một loài động vật tưởng chừng rất hiền lành.

Hà mã và cá sấu đều là những loài động vật sinh sống chủ yếu ở dưới nước và trên bờ chúng có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. Do đó, khi chúng sống gần nhau thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ đầy căng thẳng.
Hà mã tuy không phải là loài ăn thịt thuần túy chúng là loài động vật có vú ăn cỏ lớn nhưng hà mã lại sở hữu nhiều vũ khí đáng sợ như: chiếc hàm rộng, lớp da dày ngang áo giáp, có tính cách thất thường, gan lì, lực cắn cực mạnh hàm của chúng có thể tấn công cá sấu hoặc nghiền nát những con cá sấu dài khoảng 3m
Nếu như cá sấu vô tình chọc giận loài vật này hoặc có ý định tấn công hà mã con làm thức ăn chúng sẽ phải chịu sự nổi giận của hà mã mẹ và khó có thể toàn mạng thoát khỏi chiếc hàm to lớn cùng với chiếc răng nanh sắc nhọn của hà mã.
Sẽ có những lúc những con hà mã còn dọa nạt cá sấu khiến cá sấu bỏ chạy hoặc biến chúng thành đồ chơi của hà mã. Những con hà mã trưởng thành thường thích thú với việc gặm đuôi cá sấu để luyện cho hàm răng của chúng trở nên sắc khỏe.


Các nhà khoa học tại ĐH La Trobe (Úc) cho hay, cá sấu có khả năng “ngủ đơn bán cầu” – tức là chỉ có một bên bán cầu não dừng hoạt động khi ngủ, trong khi bán cầu còn lại vẫn hoạt động. Nói cách khác, khi ngủ chúng chỉ nhắm một mắt, mắt còn lại để quan sát xung quanh. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cá sấu bắt mồi trong khi ngủ. Trước kia, khả năng này xuất hiện ở nhiều loài chim và bò sát, thậm chí là một số loài động vật biển như cá heo và sư tử biển.